Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có vai trò quan trọng, đặc biệt đối các nơi như đô thị có mật độ dân cư đông đúc, lượng nước thải sinh hoạt rất lớn. Đây là hệ thống giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe và bảo vệ môi trường. 

Thế nào là xử lý nước thải sinh hoạt?

Xử lý nước thải sinh hoạt là quy trình loại bỏ chất thải do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Mục đích chính là chuyển hóa nước thải sinh hoạt thành nước sạch để tái sử dụng và bảo vệ môi trường một cách tối ưu.

1 (1)

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Tầm quan trọng của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

  • Hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Nước thải và các hóa chất nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như các bệnh tay chân miệng, đường ruột, ung thư Do các chất độc lắng đọng và tích tụ lại dưới mạch nước ngầm, đồng ruộng, ao hồ… Bên cạnh đó, chúng còn gây ra các mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến không khí và không gian sống của con người.
  • Giúp góp phần bảo vệ môi trường - mỹ quan đô thị: Xử lý nước thải đúng quy trình sẽ giúp hạn chế tối đa các tác động đến môi trường như ô nhiễm và ngập úng do rác thải sinh hoạt không được xử lý kịp thời. Đồng thời, hạn chế tối đa được tình trạng nước ao hồ bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến mùa màng và sự suy kiệt nguồn nước sạch.
  • Tiết kiệm tài nguyên: Nước sau khi xử lý có thể tái sử dụng dụng như một nguồn nước mới dùng để tưới cây, làm mát, vệ sinh hoặc cấp nước cho hệ thống sông hồ, kênh rạch… Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí và tài nguyên thiên nhiên tối đa. 

2(3)

Tái sử dụng nước thải sinh hoạt giúp bảo vệ môi trường hiệu quả

Một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ hóa chất, độ bẩn có trong nước thải sinh hoạt để lựa chọn và áp dụng từng phương pháp xử lý sao cho phù hợp.  

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp này được triển khai dựa vào việc sử dụng tính chất hòa tan và không hòa tan của các hợp chất hữu cơ trong nước. Diễn ra chủ yếu ở trong các bể lọc sinh hoạt theo 2 quá trình cơ bản đó là xử lý thiếu khí và hiếu khí, biến nitơ thành NO2 có trong nước. 

Để thực hiện phương pháp này, các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải phải di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn: 

  • Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật.
  • Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào.
  • Chuyển hoá các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.

Tốc độ quá trình oxy sinh hoá phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế độ thuỷ động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

Phương pháp xử lý cơ học

Đây là phương pháp được ứng dụng để tách bỏ các chất rắn có kích thước khác nhau tồn tại trong nước thông qua:

  • Song chắn rác, lưới lọc: dùng để chặn rác thải có kích thước lớn như giấy, nilon, rác thực phẩm…).
  • Bể lắng cát: tách các chất vô cơ có trọng lượng lớn như cát, sạn, xỉ than ra khỏi nước thải.
  • Bể lắng: tách các chất lơ lửng nổi trên bề mặt nước thải.
  • Bể vớt dầu: thường áp dụng khi nước thải có chứa dầu mỡ.
  • Bể tuyển nổi: được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học
  • Bể điều hòa: duy trì dòng nước thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải, góp phần nâng cao hiệu suất của các quy trình xử lý sinh học.
  • Bể lọc: tách các chất thải lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách cho nước đi qua lớp vật liệu lọc.

Phương pháp xử lý hóa học 

  • Phương pháp trung hòa: dùng để đưa môi trường nước thải có chứa axit vô cơ hoặc kiểm về trạng thái trung tính (pH = 6,5 – 8,5).
  • Phương pháp keo tụ: có khả năng làm trong và khử màu nước thải bằng các chất keo tụ như (phèn, PACN…) và chất trợ keo để liên kết chất rắn lơ lửng và keo trong nước thành những bông cặn có kích thước lớn.
  • Phương pháp ozon hóa: xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ dạng hòa tan và dạng keo bằng ozon.
  • Phương pháp điện hóa học: sử dụng để phá hủy các chất hóa học có trong nước thải và thu hồi đồng, chì, sắt, bạc… bằng cách oxy điện hóa trên các điện cực. 

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt phải được triển khai chính xác và đúng nguyên tắc để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho cư dân.  

  • Bước 1: Bơm nước sinh hoạt và tách dầu mỡ trước khi đưa nước vào bể thu gom. Quá trình này giúp đảm bảo chất rắn được loại bỏ hoàn toàn, góp phần nâng cao hiệu suất và tăng tuổi thọ cho các hệ thống xử lý nước thải tại nhà hàng, khách sạn, chung cư, khu đô thị…
  • Bước 2: Bể điều hòa tiếp nhận nước từ bể thu gom và được sục khí liên tục nhằm đáp ứng cho quá trình xử lý liên tục mà không bị quá tải.
  • Bước 3: Bể thiếu khí được trang bị các giá thể sinh học nhằm nuôi dưỡng cá thể vi sinh vật tồn tại trong nước. Tại đây sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa, phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H20, CH3… đồng thời, hàm lượng BOD cũng giảm theo. 
  • Bước 4: Nước chảy sang bể hồi lưu và sau đó tiến hành khử nitrat.
  • Bước 5: Cặn bùn còn sót lại sẽ tiếp tục lắng đọng xuống đáy tại bể chứa bùn.
  • Bước 6: Với môi trường thiếu khí và khử hoàn toàn nitrat, bể chứa bùn giữ lại các chất cặn bã, bùn và cát. Thông thường, bể lắng bùn được thiết kế có tuổi thọ dưới 3 năm.
  • Bước 7: Nước sinh hoạt sau khi qua quá trình xử lý sẽ được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng trực tiếp.

3A

Biểu đồ xử lý nước thải sinh hoạt 

Taisei VN cung cấp dịch vụ quản lý - vận hành hệ thống xử lý nước thải 

Taisei VN tự hào là một trong những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực quản lý vận hành tại thị trường Đông Nam Á. Với phương châm “Lợi ích của Khách hàng là ưu tiên hàng đầu”, Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Khách hàng trong quy trình vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thuộc dự án. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, Chúng tôi luôn chủ động hỗ trợ kiểm tra, giám sát, nắm rõ tình hình hoạt động của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải. Nhờ đó, có thể giúp Chủ đầu tư hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến như thiết bị gặp sự cố, nước thải quá tải… 

----------------------------------------

Thông tin liên hệ: 

Taisei VN

Địa chỉ: P. 1901 Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0911 401 955

Email: Cs@caresolutions.com.vn

Linkedin: https://www.linkedin.com/company/taisei-vn/ 

Facebook: https://www.facebook.com/taisei.com.vn